Hiển thị các bài đăng có nhãn Học tập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học tập. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A NĂM 2013

Đề Thi Đại Học Môn Toán Khối A, A1 2013. Môn Toán khối A và A1 được thi vào sáng nay ngày 4/7/2013. Bài viết này ban biên tập sẽ cung cấp đến độc giả đề thi môn toán khối A và liên tục cập nhật đáp án môn toán khối A, A1 chính thức của Bộ Giáo dục ngay sau buổi thi.


ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI A, A1 NĂM 2013
(F5 cập nhật thông tin nhanh nhất)
Đề thi và Đáp án môn toán sẽ được update ngay vài phút nữa
LIÊN TỤC CẬP NHẬT ĐÁP ÁN MÔN THI ĐỢT 1
  • Đáp án môn toán khối A
  • Đáp án đề thi môn Vật Lý khối A
  • Đáp án đề thi môn Hóa khối A
Đề thi đại học môn toán khối A, A1 năm 2013
Đề thi đại học môn toán khối A, A1 năm 2013
Đề thi đại học môn toán khối A, A1 năm 2013
Đề thi đại học môn toán khối A, A1 năm 2013

Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013 (Chính thức)


Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013


Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013
Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013
Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013
Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013
Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013
Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013

Đáp án môn toán khối A – Đại học 2013

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Kỹ thuật sắp đèn led trên bảng hiệu

Sau một thời gian vật lộn với công việc thường ngày hôm nay tôi quyết định thức đêm để viết bài hướng dẫn giúp các bạn cách sắp led phủ mặt chữ mica. Bài hướng dẫn này cũng dựa trên nền tảng sắp Led bằng phương pháp Artistic Media tools. Các bạn nên tham khảo phương pháp sắp led bằng công cụ Artistic Media trước rồi mới thực hành bài này.
Như các bạn đã biết khi thiết hế hộp đèn, bảng hiệu Led, đặc biệt là chữ meca (mica) phủ kín LED. chúng ta cần nắm rõ những công cụ sau:
a. Contour (tạo một hình đồng dạng với hình gốc - cỏ thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn hình gốc)
b. Lệnh tách rời các đối tượng (Break - Ctrl + K)
c. Canh chỉnh (hai hoặc nhiều đối tượng với nhau - bằng trái, phải, đỉnh, đích - left, right, top, bottom) sử dụng thuần thục phí tắt, bảng canh chỉnh align.
Chúng ta bắt đầu bài hướng dẫn nhe các bạn.\
1. Hãy chọn một font chữ rồi nhập chữ vào trong Corel (tôi sử dụng corel X6)
Chữ để sắp LED phải có bề mặt rộng (nét lớn - mập)
sau khi đã chọn font chữ ưng ý các bạn hãy vẽ một đường thẳng (line) với chiều dài lớn hơn chữ led một chút
sau đó canh chỉnh vị trí (align) đường line bằng Top (đỉnh) của chữ Led - Nếu các bạn thành thạo thì dùng phím tắt (chọn đường line + nhấn và giữ shift + click trái chuột vào chữ LED ) nhấn tiếp Chữ T trên bàn phím.
còn không thì theo hướng dẫn trong hình
Chọn 2 đối tượng -> bật bảng Align lên theo hướng dẫn trong hình. kết quả như sau:

Hoàn thành được bước trên chúng ta tiếp tục tạo ra một mảng đường line phủ hết chữ LED.
Bật bảng  Transformations lên -> Position -> nhập thông số theo hình. (tại sao nhập vào trục Y các bạn tự khám phá nhe). Vậy là chúng ta đã nhân bản vô tính 45 đường line một cách nhanh chóng.
(hãy cẩn thận làm theo từng bước nhe các bạn).
Kết quả như trong hình là ok rồi. chúng ta chuẩn bị bước tiếp theo.
Mục đích là chúng ta lấy phần giao giữa những đường kẻ và chữ LED.

Bước tiếp theo chúng ta dùng lệnh intersect để tạo ra phần giao giữa đường kẻ và chữ LED
1. Combine những thanh kẻ ngang trước. (chọn tất cả đường kẻ ngang - không chọn chữ LED )theo hướng dẫn trong hình
sau đó nhấn lệnh combine (lệnh này có công dụng kết hợp nhiều đối tượng thành 1 đối tượng)
vậy bây giờ chúng ta có 2 đối tượng trên màn hình. (1 mảng những đường kẻ & 1 chữ LED). tiếp theo là sử dụng lệnh intersect để tạo phần giao của 2 đối tượng này.
Tương đối đơn giản phải không các bạn - không có gì khó khăn phải không nào.Smile kết quả là như vậy (hình dưới)
Bây giờ là sử dụng công cụ contour để nới rộng nét chữ LED ra một chút (vì chúng ta đang làm chữ mica phủ đèn LED nên đèn led phải nằm trong mặt chữ không được sát đường viền quá). chắc điều này ai làm hộp đèn Led ai cũng hiểu phải không các bạn. Không cần nói nhiều
Sau khi contour net chữ LED rộng ra hơn 1cm chúng ta tách nét trong và nét ngoài ra bằng lệnh break (ctrl +K). Được kết quả
nhìn đẹp không nào.
làm thật kỹ hướng dẫn để được các bước như vậy nhe các bạn. Bây giờ các nét ngang phía trong chữ LED vẫn còn chưa rã ra chúng ra tiếp tục rã ra từng nét (bước này quan trọng - nếu không làm bước này chúng ta đỗ LED vào sẽ rất xấu) _ Đến lúc này bạn thấy lệnh Break quan trọng chưa, lúc nào cũng break, break...
Không biết làm tới đây có ai tẩu hoả nhập ma chưa không biếtLaughing
còn chờ gì nữa hãy chọn những thanh kẻ ngang trong lòng chữ và sử dụng phương pháp Artistic Media tools để xếp đèn led vào chữ mica thôi.
Đến đây là wá dễ rồi phải không các bạn? đơn giản không nào.
Chúng ta được kết quả như thế này, tiếp tục break đèn led ra khỏi đường dẫn (đường kẻ ngang).
Tách led và đường kẻ ra chúng ta tiếp tục chỉnh sửa những chỗ bị lỗi (công cụ nào cũng vậy cần phải có chút can thiệp bằng tay )
Nếu chúng ta sử dụng phương pháp Artistic Media tool để làm Chữ mica Led. thì phần bên phải của từng ký tự hay bị những lỗi nhỏ như hình trên chúng ta thấy, vậy chúng ta phải tốn chút ít thời gian làm đẹp cho chữ Mica Led nào.
trước tiên Ungroup All tất cả các đối tượng trên màn hình trước Ungroup All 2 đến 3 lần cho chắc ăn.
dùng những kỹ năng canh chỉnh các bạn tự nghiên cứu nhe, tôi chỉ nói các bước thực hiện thôi.
canh các con LED cuối cùng của thanh ngang đường dẫn = bằng bên phải, sau đó canh lại khoảng cách các con led trong từng dòng. (sử dụng chủ yếu là bảng Align) Ráng luyện nhe các bạn.
canh khoảng cách từng con led trong một dòng là như vậy đó  (hình trên)
ráng thực hiện các bước cho đến khi hoàn toàn ưng ý nhất là ok rồi
đây là thành quả sau 20 phút thực hiện của tôi, (làm kỹ - nếu làm ẩu ẩu cũng chỉ khoảng 15 phú) không chém gió, hay nói dóc đâu nhe các bạn - với thao tác và kinh nghiệm + kỹ năng corel của tôi hơn 10 năm. Với Chữ LED này tôi làm cấp tốc trong khoảng 10 phút (bạn nào không tin bữa nào cá độ 1 chầu nhe).Money mouth
Đây là kết quả của LED mica phủ đầy đèn LED được mong chờ.
Thôi buồn ngủ quá (chắc sai chính tả nhiều - để có thời gian tôi edit lại - các bạn thông cảm nhe)

Thiết kế chữ mica nổi - cách tính nẹp để uốn gáy chữ nổi.

Trong nghề quảng cáo nếu không biết đến chữ nổi mica, hay đèn neonsign là không thể được (đó là điều bắt buộc các bạn phải biết). Thế nhưng khi thiết kế xong một file trên corel - chẳn hạn như một bộ chữ nổi mica hay một bộ chữ dùng để uốn neonsign. Nhưng khi làm file xong các bạn sẽ phân vân và tìm đủ mọi cách để tính phần nẹp mica dùng để uốn gáy sẽ là bao nhiêu hay đem đi uốn đèn neonsign chúng ta sẽ tốn bao nhiêu m đèn. Trước đây các bạn sẽ có nhiều cách tính cũng gần như chính xác nhưng mang tính phỏng đoán. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách tính chính xác tuyệt đối. cách này sử dụng một Macro trong corel.
Vậy bây giờ chúng ta có 2 bước:
1 - Cài Macro cho corel (Macro này có tên là GDG.Measurelt)
2 - Sử dụng macro này để tính độ dài của nẹp mica hay đèn neonsign)



1.Bắt đầ cài macro nhe các bạn:
a. Tải Macro này về theo đường link sau: http://www.mediafire.com/?lifbc0zzknlki2k
b. Giải nén xong chúng ta chép tất cả 2 file gdg_measureIt.gms và gdg_measureIt_icon_16x16.bmp vào thư mục:
Đối với Windows XP chép vào :
- CorelDraw X4: C:\Documents and Settings\YourName\Application Data\Corel\CorelDRAW Graphics Suite X4\User Draw\GMS\
- CorelDraw X5/X6: C:\Documents and Settings\YourName\Application Data\Corel\CorelDRAW Graphics Suite X5/X6\Draw\GMS\
Đối với Windows7:
- CoreDraw X4: C:\Users\YourName\AppData\Roaming\Corel\CorelDRAW Graphics Suite X4\User Draw\GMS\
- CoreDraw X5/X6: C:\Users\YourName\AppData\Roaming\Corel\CorelDRAW Graphics Suite X5/X6\ Draw\GMS\
Khởi động lại CorelDRAW.
(chắc chắn các bạn chép vào đúng thư mục nhe các bạn. Trường hợp không có thư mục GMS thì chúng ta có thể tạo ra thêm.)
c. sau khi chúng ta đã chép được vào đúng vị trí thư mục, bước tiếp theo là đưa macro này ra thanh công cụ để chúng ta sử dụng.
Cách đưa ra như sau:
Chọn trên thanh Menu Bar: Tools -> Customization...
Chọn tiếp:  Commands.
Trong danh sách xổ xuống chọn: Macros.
Những macro được cài vào sẽ hiện ra trong danh sách này: các bạn hãy tìm GDG.measureIt giống như trên màn hình và kéo nó ra ngoài và thả vào bất cứ bạn muôn: Thanh tools bar, hay những chỗ khác tuỳ bạn

Trong giao diện hiện ra:
- Trong thẻ  Caption field – Bạn có thể đặt lại tên cho Macro tuỳ ý;
- Trong thẻ  Image field – chọn hình đại diện cho macro, click vào nút Import và chọn hình.
Kết quả sau khi cài đặt Macro là như vậy, đến bước tiếp theo là sử dụng nó như thế nào (rất đơn giản )
Nhập thử dòng chữ bất kỳ sau đó convert
Convert text thành đường nét(curvert)
Bấm vào macro và bắt đầu hiển thị kết quả
vậy trong vd này tôi cần 46,14m nẹp mica hoặc đèn neonsign

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Cách download ebook - giáo trình từ ebook.edu.vn

Một số trang web như ebook.edu.vn, ebook4u.vn, tailieu.vn … đều có những cuốn sách rất hay và bổ ích. Ngặt nỗi, bạn không thể download được ebook từ những trang này vì không biết cách hoặc… không muốn mất tiền?
Cách download ebook

Đọc thêm »

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thuật toán tính âm lịch - Hồ Ngọc Đức


Blog TTL giới thiệu thuật toán Tính Lịch Vạn Niên - Tính Âm Lịch của Hồ Ngọc Đức. Các thuật toán ở đây được viết bằng ngôn ngữ JavaScript, bài viết theo Blog TTL sẽ giới thiệu các thuật toán này bằng ngôn ngữ VB (Visua Basic) để xây dựng bộ lịch trên file Excel. Thân mời độc giả chờ đọc bài tiếp theo.

Thuật toán tính âm lịch

Hồ Ngọc Đức


Bài viết sau giới thiệu cách tính âm lịch Việt Nam và mô tả một số thuật toán dùng để chuyển đổi giữa ngày dương lịch và ngày âm lịch. Các thuật toán mô tả ở đây đã được đơn giản hóa nhiều để bạn đọc tiện theo dõi và dễ dàng sử dụng vào việc lập trình, do đó độ chính xác của chúng thấp hơn độ chính xác của chương trình âm lịch trực tuyến tại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/. (Một phiên bản cũ của bài viết này giới thiệu vài thuật toán hơi khác, có thể khó thực hiện hơn một chút. Bản cũ này có thể xem tại đây.)
[If you cannot read Vietnamese: Old version in English]

Quy luật của âm lịch Việt Nam

Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
  1. Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  2. Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  3. Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  4. Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  5. Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc yyyy-02-18 16:24:45 GMT thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày, giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là lúc 00:24:45 ngày yyyy-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.

Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984

Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.
  • Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.
  • Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.

Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004

  • Sóc A - điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 - rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.
  • Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.
  • Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.
  • Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.

Thuật toán chuyển đổi giữa ngày dương và âm

Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm. Ví dụ, số ngày Julius của 1/1/2000 là 24515455.Dùng các công thức sau ta có thể chuyển đổi giữa ngày/tháng/năm và số ngày Julius. Phép chia ở 2 công thức sau được hiểu là chia số nguyên, bỏ phần dư: 23/4=5.

Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd

a = (14 - mm) / 12
y = yy+4800-a
m = mm+12*a-3

Lịch Gregory:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - y/100 + y/400 - 32045

Lịch Julius:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - 32083

Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy

Lịch Gregory (jd lớn hơn 2299160):

a = jd + 32044;
b = (4*a+3)/146097;
c = a - (b*146097)/4;

Lịch Julius:

b = 0;
c = jd + 32082;

Công thức cho cả 2 loại lịch:

d = (4*c+3)/1461;
e = c - (1461*d)/4;
m = (5*e+2)/153;
dd = e - (153*m+2)/5 + 1;
mm = m + 3 - 12*(m/10);
yy = b*100 + d - 4800 + m/10;
Nếu ngôn ngữ lập trình bạn dùng không hỗ trợ phép chia số nguyên bỏ phần dư (VD: JavaScript), bạn có thể định nghĩa một hàm INT(x) để lấy số nguyên lớn nhất không vượt quá x: INT(5)=5, INT(3.2)=3, INT(-5)=-5, INT(-3.2)=-4 v.v. Khi đó, INT(m/10) sẽ trả lại kết quả của phép chia số nguyên. (Nhiều ngôn ngữ có sẵn hàm floor() cho phép làm việc này.)Các phép chuyển đổi giữa ngày tháng và số ngày Julius có thể được thực hiện với mã JavaScript như sau:
function jdFromDate(dd, mm, yy)
var a, y, m, jd;
a = INT((14 - mm) / 12);
y = yy+4800-a;
m = mm+12*a-3;
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045;
if (jd < 2299161) {
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - 32083;
}
return jd;
function jdToDate(jd)
var a, b, c, d, e, m, day, month, year;
if (jd > 2299160) { // After 5/10/1582, Gregorian calendar
a = jd + 32044;
b = INT((4*a+3)/146097);
c = a - INT((b*146097)/4);
} else {
b = 0;
c = jd + 32082;
}
d = INT((4*c+3)/1461);
e = c - INT((1461*d)/4);
m = INT((5*e+2)/153);
day = e - INT((153*m+2)/5) + 1;
month = m + 3 - 12*INT(m/10);
year = b*100 + d - 4800 + INT(m/10);
return new Array(day, month, year);
Trong các công thức sau, timeZone là số giờ chênh lệch giữa giờ địa phương và giờ UTC (hay GMT). (Để tính lịch Việt Nam, lấy timeZone = 7.0). Các phương pháp sau được giới thiệu với mã JavaScript. Bạn có thể tải thư viện JavaScript hoặc thư viện PHP hoàn chỉnh để tham khảo.

Tính ngày Sóc

Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.
function getNewMoonDay(k, timeZone)
var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) {
deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3;
} else {
deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2;
};
JdNew = Jd1 + C1 - deltat;
return INT(JdNew + 0.5 + timeZone/24)
Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.

Tính tọa độ mặt trời

Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.function getSunLongitude(jdn, timeZone)
var T, T2, dr, M, L0, DL, L;
T = (jdn - 2451545.5 - timeZone/24) / 36525; // Time in Julian centuries from 2000-01-01 12:00:00 GMT
T2 = T*T;
dr = PI/180; // degree to radian
M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; // mean anomaly, degree
L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; // mean longitude, degree
DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M);
DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M);
L = L0 + DL; // true longitude, degree
L = L*dr;
L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); // Normalize to (0, 2*PI)
return INT(L / PI * 6)
Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào. Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí). Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.

Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch

Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.function getLunarMonth11(yy, timeZone)
var k, off, nm, sunLong;
off = jdFromDate(31, 12, yy) - 2415021;
k = INT(off / 29.530588853);
nm = getNewMoonDay(k, timeZone);
sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); // sun longitude at local midnight
if (sunLong >= 9) {
nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone);
}
return nm;

Xác định tháng nhuận

Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.function getLeapMonthOffset(a11, timeZone)
var k, last, arc, i;
k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5);
last = 0;
i = 1; // We start with the month following lunar month 11
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
do {
last = arc;
i++;
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
} while (arc != last && i < 14);
return i-1;
Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế tháng nhuận sẽ là tháng sau tháng 2 thường. (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).

Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm

Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng. Trước hết ta xem ngày monthStart bắt đầu tháng âm lịch chứa ngày này là ngày nào (dùng hàm getNewMoonDay như trên đã nói). Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.function convertSolar2Lunar(dd, mm, yy, timeZone)
var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap;
dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy);
k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone);
if (monthStart > dayNumber) {
monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone);
}
a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone);
b11 = a11;
if (a11 >= monthStart) {
lunarYear = yy;
a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone);
} else {
lunarYear = yy+1;
b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone);
}
lunarDay = dayNumber-monthStart+1;
diff = INT((monthStart - a11)/29);
lunarLeap = 0;
lunarMonth = diff+11;
if (b11 - a11 > 365) {
leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
if (diff >= leapMonthDiff) {
lunarMonth = diff + 10;
if (diff == leapMonthDiff) {
lunarLeap = 1;
}
}
}
if (lunarMonth > 12) {
lunarMonth = lunarMonth - 12;
}
if (lunarMonth >= 11 && diff < 4) {
lunarYear -= 1;
}

Đổi âm lịch ra dương lịch

Cách làm cũng tương tự như đổi ngày dương sang ngày âm.function convertLunar2Solar(lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone)
var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart;
if (lunarMonth < 11) {
a11 = getLunarMonth11(lunarYear-1, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
} else {
a11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear+1, timeZone);
}
off = lunarMonth - 11;
if (off < 0) {
off += 12;
}
if (b11 - a11 > 365) {
leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
leapMonth = leapOff - 2;
if (leapMonth < 0) {
leapMonth += 12;
}
if (lunarLeap != 0 && lunarMonth != leapMonth) {
return new Array(0, 0, 0);
} else if (lunarLeap != 0 || off >= leapOff) {
off += 1;
}
}
k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone);
return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);

Tính ngày thứ và Can-Chi cho ngày và tháng âm lịch

Ngày thứ lặp lại theo chu kỳ 7 ngày, như thế để biết một ngày d/m/y bất kỳ là thứ mấy ta chỉ việc tìm số dư của số ngày Julius của ngày này cho 7.Để tính Can của năm Y, tìm số dư của Y+6 chia cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tính Chi của năm, chia Y+8 cho 12. Số dư 0 là Tý, 1 là Sửu, 2 là Dần v.v.
Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.
Trong một năm âm lịch, tháng 11 là tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v. Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia Y*12+M+3 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v.
Ví dụ, Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn: tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, và (2004*12+3+3) % 10 = 24054 % 10 = 4, như vậy Can của tháng là Mậu.
Một tháng nhuận không có tên riêng mà lấy tên của tháng trước đó kèm thêm chữ "Nhuận", VD: tháng 2 nhuận năm Giáp Thân 2004 là tháng Đinh Mão nhuận.

Tài liệu tham khảo

Mời bạn xem bài viết tiếp theo: Lịch Vạn Niên và thật toán bằng ngôn ngữ Visual Basic