Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

PHONG THỦY LUẬN BÀI 15 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THỦY LUẬN .
Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.
MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.

8/ MỘT SỐ TÀI LIỆU CỦA CỤ TRITRI VỀ HUYỀN KHÔNG ĐÁNG CHÚ Ý.

( dienbatn giới thiệu và xin cảm ơn cụ TriTri )

A/ TÂM ĐIỂM LẬP CỰC.


B/ CÁCH ĐO HƯỚNG NHÀ.


C/ SONG TINH PHỐI CÁT - HUNG.
Phần này tương tự như của Trần Mạnh Linh.














D/ VẬN 8 - 24 AI TINH ĐỒ GIẢI.



( Tài liệu này cụ TriTri đang viết dở ).

E/ TRỰC HƯỚNG ĐỒ.



Xin xem tiếp bài 16 - dienbatn .


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38 

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

PHONG THỦY LUẬN BÀI 18 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THỦY LUẬN .
Phần 3 : KHẢO QUA CẢM XẠ PHONG THỦY.

A/ Rung động thư giãn ( tiếp ).

Tập thở khai thông 3 điểm (luân xa).



Hệ thần kinh và các luân xa


Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến tùng là “Thần nhãn”. Chủ trị về Thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chữa trị về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chữa trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chữa trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Sự hiểu biết về hệ thống và vị trí các luân xa là rất quan trọng trong quá trình tập thiền. Luân xa là các huyệt đạo chính trên cơ thể, được sắp xếp theo các cặp đối xứng. 
Luân xa 6-16, 7-1, 5-8, 4-9, 3-10, 2-11 mà trong đó các luân xa 6, 7, 5, 4, 3, 2 nằm trên mạch đốc (mạch dương), các luân xa 8, 9, 10, 11 và 1 nằm trên mạch nhâm (mạch âm).
(Ghi chú: Trong một số tài liệu khác người ta xếp các luân xa theo cặp A-B.)
Ngoài các cặp luân xa trên, các huyệt và cơ quan tạng phủ sau còn có liên quan tới quá trình trao đổi năng lượng:
- 2 huyệt Lao Cung trong 2 lòng bàn tay: huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4 hay còn gọi là ngón nhẫn) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt - xem ảnh dưới 



- 2 huyệt Dũng Tuyền trong 2 lòng bàn chân: huyệt nằm trên gan bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (cách gót 3/5) - xem ảnh trên
- Cửu khiếu: 2 lỗ tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết
- Lục phủ: 6 bộ phận quan trọng trong vùng bụng là vị (bao tử), đảm/đởm (mật), tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), bàng quang (bọng đái), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già)  



- Ngũ tạng: 5 bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng là tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận (cật)
- và 2 huyệt Thái Dương ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 1 tấc, ấn vào có cảm giác ê tức.


Tư thế khi ngồi thiền
Có các tư thế ngồi thiền khác nhau. Khi luyện thiền theo pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, bạn có thể ngồi theo một trong các tư thế sau:
- ngồi theo thế kiết già, hay còn gọi là thế hoa sen
- ngồi theo thế bán kiết già
- ngồi xếp chân bằng tròn
- ngồi trên ghế
Xin giới thiệu lần lượt các tư thế ngồi.

1. Ngồi trên ghế:
Ngồi trên ghế vừa đủ cao để đạt được các yêu cầu sau:
- Chọn loại ghế có độ cao vừa tầm với cẳng chân, mặt ghế không quá cứng, hoặc quá mềm để có thể ngồi thoải mái được lâu và tạo cảm giác vững chắc.
- Hai bàn chân để song song trên mặt đất, khoảng cách ngang rộng bằng vai.
- Cẳng chân thẳng tạo thành góc vuông với bàn chân.
- Đùi thẳng góc với cẳng chân tạo thành góc vuông, khớp gối vuông hình thước thợ.
- Thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, không dựa lưng vào thành ghế.
- Vai để xuôi tự nhiên.
- Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay để ngửa tự nhiên giữa đùi (nếu đẩy nhẹ khuỷu tay, cánh tay có hiện tượng đong đưa thì mới đạt yêu cầu), tay không chạm, không tựa vào tay ghế, đối với loại ghế có tay dựa.
- Đầu ngay ngắn thẳng với sống lưng.


Tư thế ngồi trên ghế

2. Ngồi xếp bằng tròn (vành tròn)
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, hai chân xếp bằng tròn, có hai cách dễ làm là ngồi xếp bằng tự nhiên và xếp bằng đơn, nếu tập lâu rồi có thể ngồi xếp bằng kép.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.


Ngồi xếp bằng tự nhiên  
 Ngồi xếp bằng kép.



3. Ngồi thế bán kiết già
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.



 Ngồi thế bán kiết già
4. Ngồi thế kiết già:
- Kiết già hay Kết già, nói đầy đủ là Kiết già phu tọa, là cách ngồi xếp bằng hai chân gác tréo nhau tạo thành thế ngồi rất vững của các tăng ni Phật giáo khi ngồi Thiền định.
Trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải (hoặc ngược lại). Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu.


 Ngồi thế kiết già
Muốn ngồi được kiết già thì khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân phải mềm (mềm dẻo) (từ chuyên môn gọi là khớp được mở); lưng phải thẳng (Trục Tí Ngọ thẳng – trục Tí Ngọ là đường thẳng nối từ LX7 xuống LX1). Người muốn ngồi được phải kiên trì tập cho các khớp trên mềm ra. (Xem bài Cách tập ngồi kiết già của anh Trần Nghĩa)
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.
Lưu ý:
 Đầu lưỡi chạm nhẹ lên 
chân răng cửa hàm trên
Dù ngồi tư thế nào đầu và cột sống phải thẳng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi về phía trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi thẳng với rốn. Toàn thân thả lỏng. Đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa, mắt khép hờ. Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Ngoài các tư thế kể trên, trong trường hợp bạn quá mệt hoặc quá ốm yếu không thể ngồi thiền được thì cũng có thể nằm thiền. Để thực hành nằm thiền bạn nằm ngửa trên giường phẳng để cột sống được thẳng, không nên gối cao, chân duỗi thẳng, cẳng chân để tự nhiên, hai cánh tay để xuôi dọc theo thân, bàn tay để ngửa, đầu ngón cái chạm vào đầu ngón giữa, thả lỏng toàn thân, mắt nhắm nhẹ, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa. 
Một điểm cần đặc biệt chú ý: Dù thiền trong tư thế ngồi hay nằm bạn cần cố gắng loại bỏ bớt suy nghĩ để đầu óc được thảnh thơi, tránh suy nghĩ lung tung, và luôn ý thức được mình đang thiền.  
http://www.luatamuoi.com/).
Bây giờ dienbatn mời các bạn ngồi theo một trong những tư thế trên và nghe nhạc.






Phương Pháp Khai Mở Con Mắt Thứ 3
(Phần này các bạn không nên tự ý tập, khi tập cần có thày hướng dẫn. Tốt nhất các bạn nên đến những trung tâm của bác sĩ Dư Quang Châu đăng ký học. )

Truyền Pháp: Cư sĩ THANH TÂM
Phương pháp này là của Mật Giáo Ấn Độ ( Phái Du Già ) và hoàn toàn không dính líu gì đến Phương Pháp Xuất Hồn của Ông Tám-Lương Sĩ Hằng.
1.Ngồi ngay thẳng, xương sống thật thẳng. Đặt 2 cùi Chỏ song song ngang bằng với 2 Vai, hoặc cao vừa đủ để bạn có thể đặt 2 ngón tay Cái vào 2 lỗ Tai dễ dàng mà không nghiêng mình về phía trước hoặc phía sau.
2.Đè mạnh 2 ngón tay Cái chặt vào trong 2 lỗ Tai vừa đủ không quá mạnh.
3.Đặt các ngón Út vào 2 khóe mắt để có thể khép nó lại 1 cách nhẹ nhàng và tránh sự chuyển động của con ngươi.
4.Đặt những ngón tay còn lại lên trên Trán.
5.Với Mắt nhắm lại hãy hướng cái nhìn bằng Tâm của bạn vào khoảng giữa 2 chân mày và giữ cái nhìn cố định vào nơi đó.
6.Mặc niệm âm thanh ” OM, OM ” nhưng klhông được phát ra bất kỳ tiếng động nào của Lưỡi hoặc Miệng.
7.Lắng nghe vào trong nơi lỗ Tai bên Mặt mà nơi đó luồng năng lực của từ điện vừa đủ mạnh để có thể bắt được những âm thanh khác ( Nếu bạn thuận tay Trái thì Nhĩ căn của bạn hợp với bên lỗ Tai Trái thì bạn nên lắng nghe bằng Tai Trái ).
8.Tập trung vào bất cứ âm thanh nào mà bạn cảm thấy lớn nhất ( Bạn có thể nghe cùng 1 lúc tập hợp các âm thanh với các cường độ khác nhau ).
9.Tập trung vào 1 âm thanh duy nhất cùng 1 lúc tức âm thanh lớn nhất, khi bạn lắng nghe những âm thanh khác sẽ tuần tự đến sau. Từng âm thanh 1 lắng nghe cho rõ phân biệt và các âm thanh khác nhau này như là mỗi âm thanh lớn nhất.

10.Hãy mặc niệm âm thanh vũ trụ ” OM ” và nhìn vào điểm giữa 2 chân mày 1 cách tự nhiên mà không cần cố gắng nào cả. Khi cặp mắt trở nên bình lặng và yên tĩnh, bạn có thể thấy 1 ánh sáng hoặc 1 ngôi sao 5 cánh, ở nơi điểm giữa 2 chân mày, nhưng trong suốt thời gian áp dụng phương pháp này: Điều quan trọng nhất là tập trung tinh thần vào các âm thanh vũ trụ hay là âm thanh OM ( Cố gắng nhìn thấy được con mắt tâm linh hay tâm nhãn nằm nơi điểm giữa 2 chân mày sau 1 thời gian thực tập phương pháp này ) nên lắng nghe âm thanh bên trong nơi lỗ Tai bên Mặt.
11.Nếu bạn có thể nghe được âm thanh vũ trụ OM cùng 1 lúc ngay lập tức như là Tiếng Thét Gầm Của Sóng Biển, tức là Tiếng Hải Triều Âm, thì không phải nghe các âm thanh khác nữa mà chỉ cần TẬP TRUNG vào âm thanh đó thôi. Cố gắng thể nhập vào 1 âm thanh đó, bỡi vì Đức Phật Mẫu Quan Âm có thể hiển hiện đến với bạn qua âm thanh vũ trụ OM đó.
Theo CĂN BẢN MẬT TÔNG TÂY TẠNG của vị Lạt ma Người Đức, tức Lama ANAGARIKA GOVINDA, trang 61: OM là cái âm thanh sâu thẳm của 1 thực tại vĩnh cửu, rung động trong chúng ta từ dĩ vãng vô thủy và âm vọng lại trong chúng ta, nếu như chúng ta biết khai mở được thính quan nội tại ( Nhĩ căn viên thông ) bằng cách bình tịnh được tâm trí vọng động của chúng ta./.

Nguồn : http://xuangiao.com/phuong-phap-khai-mo-con-mat-thu-3.html#ixzz2cJXNEZIT





Xin theo dõi tiếp bài 19 - dienbatn.
http://www.mediafire.com/listen/l6n52l23eb571z9/khai_mo_luan_xa_bt1-DIEU_KHI_QUA_7_LUAN_XA-thien_tinh.mp3

Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

PHONG THỦY LUẬN BÀI 17 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.


Lời bạt : Theo http://vi.wikipedia.org/.
"Cảm xạ là khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ của vật thể. Cảm xạ (tiếng Pháp: radiesthésie; tiếng Anh: radiesthesia; xuất phát từ tiền tố radi- trong tiếng Latin có nghĩa là "phóng xạ" và từ aisthesis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nhạy cảm") chỉ kỹ thuật thực hành tìm kiếm các dòng nước ngầm, khoáng vật hoặc các vật thể bị giấu kín hoặc chôn vùi, bằng những dụng cụ đặc biệt như đũa, con lắc v.v., không sử dụng máy móc thiết bị khoa học.
Cảm xạ được thực hành rộng rãi , mặc dù thiếu bằng chứng khoa học về công dụng của nó.
Ở nhiều nước, cảm xạ được coi là giả khoa học (pseudoscience) và phần lớn các cuộc khảo nghiệm khoa học được tiến hành nghiêm túc đã chỉ ra rằng các nhà cảm xạ không thể tìm được các vật thể bị che giấu với hiệu quả lớn hơn kết quả hoàn toàn ngẫu nhiên.
Song cũng có nước, ví dụ Ba Lan, định nghĩa cảm xạ là khoa học nghiên cứu việc phát ra các ion bởi các chất không phóng xạ.
Cảm xạ tồn tại dưới các hình thức khác nhau từ hàng ngàn năm trước. Nguyên thuỷ có thể cảm xạ phục vụ mục đích bói toán (divination) – bói ý chí của các thần, tiên đoán tương lai và tìm tội lỗi trong xét xử. Cảm xạ được thực hành như ngày nay có lẽ bắt nguồn ở nước Đức trong thế kỷ 15, khi được sử dụng để tìm kim loại. Kỹ thuật này đã được truyền bá sang Anh bởi các người khai mỏ Đức đến làm việc trong các mỏ than tại đó. Trong thời Trung cổ, cảm xạ gắn kết với Quỷ dữ . Năm 1659 cảm xạ bị Gaspar Schott tuyên bố là thuộc Sa-tăng. Năm 1701 Toà án Dị giáo (Inquisition) thôi sử dụng đũa cảm xạ trong xét xử. Cuối thập niên 1960 trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hình như đã dùng cảm xạ hòng để định vị vũ khí và các địa đạo. Một quyển sách lớn về lịch sử cảm xạ được ông Christopher Bird phát hành năm 1979 dưới nhan đề Cánh tay bói toán.
Nói chung các nhà cảm xạ sử dụng que dò hoặc đũa hình chữ Y hoặc chữ L để hỗ trợ việc tìm kiếm, tuy nhiên một số nhà cảm xạ hoàn toàn không dùng thiết bị nào hoặc dùng các dụng cụ khác. Hiện nay dụng cụ cảm xạ rất phong phú và đa dạng.
Nhiều nhà cảm xạ sử dụng đũa đơn giản bằng đồng (brass) uốn gập hình chữ L được gọi là đôi đũa bói (divining rods); nhũng người khác sử dụng đũa hình chữ Y bằng gỗ và thậm chí cái mắc áo bằng dây sắt uốn cong.
Theo ý kiến một số nhà cảm xạ sử dụng đũa bói, đồng cho phép đũa hoà hợp với từ trường mà mục tiêu phát ra không bị trường điện từ của Trái Đất gây nhiễu như trong trường hợp kim loại như thép. Điểm mút của đũa được nhà cảm xạ cầm thường được bọc trong vật liệu cung cấp trở kháng (impedance) điện bất biến, để tránh cho tính dẫn điện (conductivity) của bản thân nhà cảm xạ khỏi bị nhiễu bởi quá trình cảm xạ.
Con lắc (pendulum), nhiều khi chỉ là một miếng pha lê treo dưới dây xích, hoặc một cục kim loại đôi khi được dùng trong việc bó và trong dò nước ngầm. Con lắc thường dùng nhất là:
Lắc inox hình giọt nước Antoine Luzy,
Lắc thạch anh tròn,
Đũa L bằng inox,
Đũa Michel,
Lắc Thạch anh
Lắc Ai Cập
Một phương pháp sử dụng con lắc là đầu tiên người ta xác định phương hướng (trái-phải, lên-xuống) sẽ biểu thị “có” hoặc “không”, trước khi tiến hành hỏi con lắc một câu cụ thể.
Phương pháp khác là sử dụng con lắc với cảm xạ đồ - tờ giấy hoặc miếng vải có viết chữ “có” và/hoặc chữ "không” lên trên, cũng có thể là các từ khác được viết trong đồ hình tròn, bán nguyệt, cánh quạt, đa giác,... trên tờ giấy hoặc miếng vải. Người cầm con lắc cố ý giữ nó đứng yên hết sức trên trung tâm. Người xem bói có thể đưa ra các câu hỏi đối với người cầm con lắc, và sau một lát con lắc đung đưa chuyển động cả khối vô thức theo hướng câu trả lời.
Trong quá khứ, thực hành cảm xạ chỉ được dùng để dò tìm các mạch nước nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay cảm xạ được sử dụng phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Y học
Kinh doanh
Nông nghiệp
Khảo cổ học
Ẩm thực
Hình sự
Địa sinh học, phong thuỷ, kiến trúc, xây dựng
Khí tượng, thuỷ văn
Tìm mỏ quặng, mạch nước ngầm, kho báu
Tìm kiếm vật dụng hay người mất tích
Xác định giới tính
Tìm hiểu tâm lý
Chiêm tinh, dự đoán tương lai 
Đến nay chưa có nhà khoa học nào ở Việt Nam thử lý giải công việc cảm xạ; chỉ có bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học, trực thuộc Đại học Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh đề cập tới cơ sở khoa học của cảm xạ trong các giáo trình giảng dạy từ các khía cạnh:
Sự phát xạ của mọi vật thể và sóng hình dạng;
Mối quan hệ hỗ tương giữa các bức xạ của vũ trụ và Trái Đất;
Sinh từ tính học.
Trên thế giới có hai học thuyết cố gắng lý giải sự hoạt động của hiện tượng cảm xạ: lý thuyết "vật lý" và lý thuyết "tâm thần".
Phương pháp vật lý đặt giả thiết rằng các dòng nước chảy ngầm dưới đất phát ra những bức xạ nào đó chưa xác định rõ hoặc "rung" một cách đặc thù mà một số người cảm nhận được. Bức xạ đó tác động tới hệ thần kinh của con người khiến các cơ bắp rung động và kết quả là khiến cho con lắc hoặc đũa chuyển động. Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ đũa chuyển động là vì trung tâm trọng lực nằm ngoài điểm tựa. Hệ ổn định mờ đó nhậy cảm với sự cố định không hoàn hảo (ví dụ cầm trong tay) và chỉ phản ứng với trọng trường Trái Đất. Tác động của "bức xạ" đến hệ thần kinh cũng không phải là sác xuất, bởi vì cơ chế dẫn các xung điện qua dây thần kinh rất giống sự truyền tín hiệu qua thang các bộ chuyển tiếp Schmitt.
Lý thuyết tâm thần giả định rằng hiệu quả cảm xạ có thể liên quan với một trong các đặc tính của trí tuệ con người. Quan điểm này được xếp vào sự phân tích từ góc độ cận tâm lý học.
".
Theo bác sĩ Dư Quang Châu : " Tìm được một ngôi nhà mà mắt ta cảm nhận thấy nó có hình thức đẹp, diện tích thích hợp với nhu cầu sử dụng, màu sắc trang trí và thiết kế nội thất vừa ý, ánh sáng đủ đầy, thông (thoáng) gió và hệ thống thoát nước tốt, môi trường đẹp, giao thông việc mua bán, việc học tập của con trẻ thuận tiện... có lẽ chẳng còn gì để nói. Điều này cũng trùng hợp với nội dungcảm xạ phong thủy học (CXPTH) về nhà cửa.
Có điều, hầu như không phải ai cũng biết hướng nhà như thế nào thì phù hợp và đưa lại lợi ích nhiều mặt (sức khỏe, tài lộc, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc, tương lai) với mình. Còn như hướng mà ta thích cũng như phương vị mà ta quen thuộc, thì CXPTH coi đó chính là hướng và phương vị phù hợp với ta hơn cả. Linh cảm, ý thức và trực giác của con người có vai trò quan trọng giúp cho sự lựa chọn được thích hợp.
Thực tế gần 20 năm nay, nhiều người mua nhà (đất) có sự tư vấn của chúng tôi thì chưa hề thấy trường hợp nào chệch ra khỏi hay đảo ngược lại với quan điểm nêu trên. Nghĩa là, khi bước vào ngôi nhà định mua, trong 3 thời điểm gồm sáng, trưa/chiều và tối, người muốn mua chỉ cần ở lại trong ngôi nhà ấy một lát, mà linh cảm, ý thức và trực giác (nói đúng hơn là Trí tuệ cảm xúc -L'intélligence émotionelle) của người muốn mua nhà sẽ mách bảo cho ta cảm ứng về ngôi nhà ấy có thích hợp hay không thích hợp. Và bấy giờ, con lắc hay đũa cảm xạ được hỏi và trả lời hoàn toàn tương ứng. Nếu thích hợp, người mua sẽ cảm thấy dễ chịu và muốn ở lại thêm một lát nữa, chứ không hề muốn rời bỏ đi ngay. Trái lại, nếu người mua thấy khó chịu, thì ngay lập tức chỉ muốn ra khỏi ngôi nhà ấy. Nhược bằng ráng mà nán lại, ở thêm một lúc sẽ tự thấy trong người đứng ngồi bồn chồn không yên hoặc tâm và thần của ta sẽ hơi bối rối. Đấy là trường hợp "chống lại chỉ định", đồng nghĩa với việc phải đi tìm ngôi nhà khác.
CXPTH có thể giải thích hiện tượng này: trái đất có từ trường, sức hút và những sóng hình thức khác. Trong máu con người có thành tố sắt, tuần hoàn máu chịu ảnh hưởng của địa từ trường và cả những sóng hình thể khác trong phạm vi không gian, môi trường cụ thể tác động mà sinh ra cảm ứng. Cảm ứng này bao giờ cũng thực hiện trong thời gian và không gian nhất định. Và nó hướng tác động vào cơ thể con người. Lý thuyết CXPTH giúp đỡ tích cực cho chúng ta, nhằm đánh giá từ trường + các sóng hình thể hiện hữu của ngôi nhà có thích hợp với cảm ứng của con người ở trong đó hay không. Nếu thích hợp thì tuần hoàn máu của người ở trong ngôi nhà đó sẽ hoạt động bình thường, cảm giác thấy khỏe mạnh, phấn khởi, sinh hoạt, làm ăn tốt đẹp. Ngược lại, nếu không thích hợp mà cứ ở ngôi nhà đó, sẽ ngày càng cảm thấy nhiều triệu chứng bất ổn, không an toàn, thoạt đầu chỉ mới cảm thấy yếu ớt, dần dần thấy rõ hơn, nặng nề hơn và cuối cùng có thể tai họa không mong muốn cứ ập tới.
Ví dụ điển hình:
+ Cằm con người ứng với nền móng nhà. Nếu có nước ngấm dưới nền móng nhà trầm trọng, mà nền móng lại làm ẩu hay không được tốt thì hậu quả không tránh khỏi, ngôi nhà sẽ phải chịu đựng độ ẩm rất cao. Người chủ ở lâu trong đó, cái cằm sẽ chẳng chóng thì chầy sẽ xuất hiện một thứ khí hắc ám. Nội tạng sẽ trục trặc, thường bị đau bụng, đau bão, bụng kêu và đi đại tiện lỏng./tiêu chảy... Quần áo, đồ dùng trong nhà ấy dễ bị ẩm mốc, có mùi hôi khó chịu.
Giữa lông mày và mắt nổi gân xanh, rất có thể đó là ám thị cho biết nóc/mái nhà bị thẩm lậu, giột nát. Nếu vẫn bình chân như vại trong tình trạng như vậy, mà lao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tư vấn về nhà đất hay đứng ra nhận công trình kiến trúc, thiết kế xây dựng dù lớn hay nhỏ, hoặc mua nhà đất với giá hời đi nữa cũng không đưa lại lợi ích, thậm chí sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc có thể hại người thiệt của và dĩ nhiên mối quan hệ làm ăn giữa mình với mọi người chắc chắn không tốt đẹp lắm. "
Theo dienbatn : Từ nhiều năm trước đây, dienbatn đã áp dụng cảm xạ vào trong Phong thủy âm trạch và dương trạch để tìm và khử tia ác xạ, phúc xạ,  xác định vị trí mồ mả, tìm các mạch nước ngầm chảy dưới lòng đất tạo nên tia ác xạ tác động đến bộ não con người, tìm những phay đất dưới nền nhà hay khu mộ, đo được các tia ác xạ từ những vật khí Phong thủy hay đồ cổ...Ngoài ra trong qua trình luyện tập theo môn cảm xạ của Dư Quang Châu, dienbatn đã có những khả năng quan trọng khi phát hiện Thiên - Địa - Nhân khí.
Các kiến thức trong phần bài này, do dienbatn sư tầm và cũng đã nhiều lần trải nghiệm qua, kết quả rất tốt. Xin giới thiệu cùng các bạn.

1/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CẢM XẠ.

Theo bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Cảm xạ địa sinh thái, trường Đại học dân lập Hồng Bàng (TP. Hồ Chí Minh), cảm xạ là khả năng nhạy cảm của con người với các tia bức xạ từ các vật thể phát ra. Theo cảm xạ học, bất kỳ vật thể nào, dù là sinh vật, thực vật, hay khoáng vật cũng đều phát ra bức xạ. Các bức xạ lan truyền theo đủ mọi hướng trong không gian, chúng đi xuyên qua mọi vật và tác động đến nhà cảm xạ. Khi đó, phản ứng cơ thể của nhà cảm xạ sẽ được truyền sang các dụng cụ cảm xạ như con lắc, đũa và chúng khuếch đại những phản ứng đó thành các loại chuyển động có hình dạng khác nhau. Bác sĩ Dư Quang Châu cho biết: “Cảm xạ học chủ yếu là luyện rung động thư giãn. Đây là phương pháp tự lắng nghe những rung động của chính mình qua việc luyện tập các bài tập. Những chuyển động trong cơ thể đều tự phát và không ai giống ai. Những rung động đó hoàn toàn tự động và chính nhờ vào sự rung động đó giúp cân bằng cơ thể (tự động tác động lên hệ thần kinh) và từng bước đẩy lùi các bệnh tật”.

1/ CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHI HỌC CẢM XẠ.

a/ Rung động - Thư giãn.
b/ Nâng Khí - Gọi màu.
c/ Sử dụng con lắc và các dụng cụ cảm xạ phụ trợ.
d/ Định hướng và quy ước thầm.
e/ Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời.

A/  Rung động - Thư giãn.
Với cuộc sống nhiều xáo trộn trong xã hội hiện đại này, thì con người không thể tránh khỏi những áp lực do cuộc sống đem đến. Những áp lực đó có thể trực tiếp hay gián tiếp làm cho con người mất đi sự cân bằng trong cơ thể – nguồn gốc của bệnh tật và stress. Hay nói chính xác hơn là có những việc đáng lẽ buồn thì có lúc ta phải che giấu, đáng lẽ đến lúc cơ thể phải nghỉ ngơi thì ta lại phải cố gắng hoàn thành công việc, đáng lẽ tức giận thì ta lại phải mỉm cười cho được việc… Tất cả những cảm xúc đó bị kìm nén và chôn kín lâu dần sẽ tạo nên những ức chế trong cuộc sống và dẫn đến stress. Bài tập rung động thư giãn của cảm xạ học có thể coi là một liệu pháp chữa stress hiệu quả.
Những người chưa hiểu và chưa trải nghiệm phương pháp rung động thư giãn này mà quan sát từ bên ngoài có thể sẽ có cảm tưởng rằng học viên cảm xạ trong khi tập rung động thư giãn có những hành vi rất kì dị: uốn éo, lắc lư, lăn lê bò toài, thậm chí khóc cười vô lối… mà đôi khi bị gán cho mấy chữ tâm linh huyền bí hoặc thậm chí hai chữ “tâm thần” hoặc “ma quái”. Nghĩ vậy mà không phải vậy, vì thực chất, những học viên tập luyện hoàn toàn ở trạng thái tỉnh táo, chỉ có điều họ cho phép cơ thể được tự do thư giãn bởi phương pháp rung động thư giãn này giúp con người tự quân bình cơ thể. Khi cơ thể được thả lỏng và thư giãn hoàn toàn thì sóng rung động trong cơ thể chuyển động một cách vô thức nhằm giúp hệ thống thần kinh tự động của con người tự điều chỉnh những trục trặc, bế tắc của bản thân, từ đó đạt được sự cân bằng. Nó rất tự nhiên, như khi nóng da đổ mồ hôi, khi chạy tim đập nhanh, khi buồn ta khóc, khi vui ta cười, khi tức giận thì la hét, mà không phải kìm nén, dấu lòng. Trong tập luyện rung động thư giãn, những việc này diễn ra như một lẽ đương nhiên mà ít ai đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? Dường như trong vô thức, những hành động bản năng này giúp con người lấy được sự cân bằng, chống chọi lại với những áp lực, căng thẳng của đời sống. Kết quả là sau những phút tựa “xuất thần” ấy, con người như trút được biết bao thứ từng chất chứa nặng trĩu trong người, chợt thấy nhẹ nhõm và sảng khoái vô cùng như thành một con người hoàn toàn tươi mới – một cảm giác thăng hoa quý giá giúp nhiều người thay đổi sâu từ tận bên trong.

Ông giải thích rõ hơn: “Năng lượng cảm xạ học cho thấy tiềm năng của con người là vô cùng to lớn. Đặc biệt là sự kỳ diệu và bí ẩn của tổ chức bộ não với hơn 16 tỉ tế bào thần kinh. Con người là một thực thể trong vũ trụ nên chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp trong sự hài hòa với vũ trụ. Và khi có khả năng nhận biết được những thông tin phát ra dưới dạng năng lượng bức xạ từ các vật thể xung quanh nên con người rút ra được những cách thức để sống hài hòa với tự nhiên, giữ gìn sức khỏe, cải thiện môi trường sống, làm cho cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp hơn”.
Dienbatn : Các bạn có thể tập rung động thư giãn theo video sau .
Các bạn ăn mặc quần áo nhẹ nhàng, thoải mái, đứng hay ngồi và chăm chú nghe nhạc nhé.












Đây là bài tập đầu để các bạn bước vào cảm xạ. Nhẹ nhàng , thư thái. Học mà chơi - Chơi mà học.
Vì video phải tải nặng nên dienbatn sẽ kéo dãn bài viết thành những bài việt nhỏ để chạy nhanh hơn. 

Xin theo dõi tiếp bài 18 .Thân ái. dienbatn.


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38